Vì sao Branding lại quan trọng với việc kinh doanh

Written By :

Category :

Brand

Posted On :

Share This :

Tạo nên một thương hiệu thì thật tuyệt đấy. Nhưng bạn có hiểu rõ những giá trị mà việc làm thương hiệu – branding mang lại cho việc kinh doanh của bạn không?

Thực tế, việc làm thương hiệu là vũ khí bí mật của nhiều công ty.

Muốn biết tại sao ư?

Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Branding giúp khách hàng nhận diện được các sản phẩm và tổ chức của bạn

Một thương hiệu mang nhiều ý nghĩa hơn, không chỉ là một cái tên, một thiết kế logo hay một câu định vị “ngầu ngầu” – thương hiệu bao hàm tất cả khía cạnh của tổ chức giúp tăng sự khác biệt so với những tổ chức khác trên thị trường. Một vài ví dụ, công việc làm branding có thể được hưởng lợi từ:

  • Định danh thương hiệu về hình ảnh (logo, website và các hệ màu sắc,v.v..)
  • Quảng cáo và truyền thông tiếp thị
  • Sản phẩm và thiết kế bao bì
  • Trải nghiệm trong cửa hàng
  • Chiến lược định giá
  • Các chương trình tài trợ và đồng hành

Hãy nghĩ về thương hiệu – brand – giống như một con người, mỗi cá nhân đều có nét tính cách riêng của họ, phong cách ăn mặc, cách trò chuyện, các hệ giá trị riêng, những người bạn và những câu chuyện thú vị riêng. Những điều này làm nên giá trị của một con người và cũng chính những tính chất này tạo nên một thương hiệu.

Một ví dụ tuyệt vời cho thương hiệu đã thành công trong việc tạo ra một định danh thương hiệu về hình ảnh thông qua việc thiết kế bao bì có thể kể đến là những thiết kế của Minute Maid. Trở lại vào năm 2009, Minute Maid đã thiết kế lại bao bì sản phẩm dành cho phân khúc cao cấp của mình để chắc rằng dòng sản phẩm này dễ nhận ra khi được đặt trên quầy hàng.

Họ đã tạo ra một vẻ ngoài độc đáo và thống nhất xuyên suốt các dòng sản phẩm của họ, xuyên suốt các quốc gia và văn hóa mà lại rất dễ để nhận ra.

Minute Maid
Minute Maid
Minute Maid

2. Thương hiệu chính là thứ làm bạn khác biệt so với đối thủ

Người ta thường không tạo sự liên kết với các sản phẩm, họ thường trung thành và sự cam kết của họ đều được dành cho thương hiệu mà họ yêu thích. Vậy bây giờ hãy trở lại ví dụ đã được dẫn ở bài “Định nghĩa thương hiệu”. Nếu không có bất kì một thương hiệu nào được áp dụng với sản phẩm nước đóng chai, người tiêu dùng sẽ chỉ mua bất kì loại nước đóng chai nào, vì không có sự khác biệt và tất cả mọi loại nước đều trông như nhau.

Nhưng với branding, bạn làm cho sản phẩm của mình khác biệt đi, đây chính là lý do khách hàng của bạn bước vào siêu thị và chọn sản phẩm của bạn chứ không phải là sản phẩm của đối thủ của bạn. Không phải vì lý do vị của nước đóng chai khác nhau, mà là vì khách hàng có thể liên tưởng đến thương hiệu và trung thành với thương hiệu của bạn. Lời cam kết của bạn đã trao cho khách hàng của bạn và người bán hàng vô hình – bao bì sản phẩm đã mang đến cảm xúc cho người tiêu dùng và đi đến quyết định cuối cùng là chọn sản phẩm của bạn.

water branding

3. Branding giúp bạn kết nối với khách hàng một cách cảm xúc hơn

Xây dựng một thương hiệu giúp bạn tạo ra sự tin tưởng trong thị trường mục tiêu, nó tạo sự trung thành với thương hiệu, vì vậy các khách hàng của bạn mới tiếp tục quay trở lại. Chúng tôi đã chạm đến nhiều khía cạnh xung quanh của việc làm thương hiệu – branding, và những giá trị của thương hiệu chính là một trong số đó. Chính những giá trị này đã nhúng sâu vào trong thương hiệu của bạn, mà từ đó tạo nên một sự kết nối về cảm xúc với mọi người và cách mà họ cảm nhận thương hiệu của bạn.

Lấy ví dụ, nếu bạn mua một đôi giày Nike vì bạn cảm thấy sản phẩm này hợp thời và có khả năng làm được bất kì điều gì. Nike đã truyền tải những thông điệp cụ thể và đã truyền thông những thông điệp này đến đối tượng của hãng một cách hiệu quả – rất nhiều quyết định mua hàng được thúc đẩy dựa trên phản ứng cảm xúc của khách hàng đối với một nhãn hàng cụ thể.

https://youtu.be/16NQYA4ml8Q

4. Branding giúp cho khách hàng của bạn biết cần phải trông đợi điều gì thông qua việc làm cho sản phẩm dễ dàng chọn lựa hơn

Thương hiệu cung cấp cho khách hàng những lý để chọn sản phẩm và dịch vụ của mình. Một công ty truyền thông lời cam kết của thương hiệu một cách rõ ràng và thực sự luôn trao đi giá trị đấy, chắc chắn sẽ xây dựng được số lượng vững chắc khách hàng trung thành.

Đây chính là lý do vì sao những thương hiệu mạnh thường được cân nhắc là một con đường tắt đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Một lời mời gọi rõ ràng và thống nhất, liên kết với một trải nghiệm thương hiệu tích cực tạo cho khách hàng một sự thoải mái, vì họ hiểu rõ rằng mình có thể nhận được gì bất kì khi nào tiếp xúc với thương hiệu này.

Ví dụ như, khi nhắc đến những loại giày thoải mái cho giới trẻ, thương hiệu đầu tiên có thể xuất hiện trong đầu bạn là Biti’s Hunter. Thương hiệu này trao đi thông điệp về những sản phẩm có giá thành trung bình và chất lượng cao dành cho giới trẻ tại Việt Nam.

Thương hiệu giày Việt Nam - Biti's Hunter

5. Branding là chiến lược tốt nhất để thu hút những nhân tài

Thương hiệu nhà tuyển dụng thường được dùng để thu hút nhân tài gia nhập vào công ty và giúp giữ chân những nhân sự cao cấp hiện tại. Điều này giúp cho đối tượng của bạn hiểu rõ rằng “Vì sao tôi nên làm việc cho bạn” bằng một cách thể hiện rằng tổ chức của bạn là một môi trường rất tuyệt vời để làm việc.

Một ví dụ tuyệt vời cho việc thu hút và giữ chân nhân sự là Google. Họ cung cả những quyền lợi rõ ràng cho nhân sự của họ (phòng ngủ, thức ăn miễn phí, sự nghiệp quốc tế) được thể hiện rõ trên web. Và, câu định vị của Google’s Career cũng được nhắc đến, “Do cool things that matter”, có thể thuyết phục bất kì ai có thể làm việc cho họ.

6. Branding giúp bạn xây dựng niềm tin với rất nhiều bên liên quan

Chiến lược làm thương hiệu không chỉ góp phần trong sự gia tăng số lượng khách hàng của một tổ chức hay thu hút nhân sự chất lượng cao. Làm thương hiệu còn giúp cho các công ty tạo nên danh tiếng của công ty và thu hút nhiều bên liên quan: khách hàng và nhân viên, nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, chính quyền, các nhà lãnh đạo, v.v..

Ví dụ, nhà cung cấp thường thích làm việc với những công ty được biết đến với sự chuyên nghiệp của họ, các nhà đàu tư sẽ đầu tư vào những công ty có danh tiếng tốt – và nhiều hơn thế nữa.

7. Branding cho phép bạn hiểu rõ hơn các chiến lược của tổ chức và giúp bạn tập trung hơn

Để xây dựng một thương hiệu thành công, tất cả mọi người đều cần phải ở chung trên một con thuyền. Từ vị trí CEO đến vị trí người bán hàng thấp nhất, tất cả mọi người đều cần tin vào cùng một viễn cảnh và cùng một mục tiêu. Đây chính là điều dẫn dắt doanh nghiệp của bạn đến với sự thành công. Nếu bạn có những nhân viên thực sự hiểu và tin tưởng vào những gì họ đang làm và lý do vì sao họ đang làm điều đấy, họ sẽ truyền điều này đến khách hàng của bạn. Đây chính là lý do cho thấy tầm quan trọng của việc có một chiến lược thương hiệu rõ ràng và cung cấp cho tất cả mọi người làm việc tại công ty chiến lược này một cách có cấu trúc và chi tiết về hướng dẫn sử dụng thương hiệu, có thể phản ánh các giá trị, mục tiêu, chiến lược và thông điệp truyền thông của thương hiệu.

Theo Delux “Sở hữu một thương hiệu mạnh giống như biến biểu tượng thương hiệu của công ty thành một lá cờ và tất cả thành viên còn lại của công ty sẽ trung thành cống hiến”.

Bạn có muốn xem một ví dụ về tổ chức có một tầm nhìn rõ ràng cho thương hiệu của họ chứ? Hãy xem qua Hướng dẫn sử dụng thương hiệu của WWF.

8. Xây dựng thương hiệu của bạn giúp bạn phát triển kinh doanh

Branding không chỉ là một cụm từ marketing mang tính hào nhoáng. Branding – hoạt động làm thương hiệu của các công ty đã được công nhận tầm quan trọng trong nhiều năm qua và trong một vài trường hợp, hoạt động này còn được liệt kê vào các cân đối chi tiêu của doanh nghiệp.

Vì sao? Vì sở hữu một thương hiệu giá trị mang đến cơ hội để phát triển một mô hình kinh doanh có lợi nhuận. Tất nhiên điều này sẽ có thể được thay đổi và điều chỉnh qua nhiều năm hoạt động nhưng một thương hiệu mạnh có khả năng thích nghi sẽ sống sót qua các bài thử nghiệm của thời gian và đảm bảo cho một mô hình dài hạn. Hãy xem Coca, Apple và McDonald’s để hiểu giá trị của một thương hiệu. Đồng thời với việc giữ chân khách hàng trung thành, chiến lược thương hiệu của bạn cũng nên cho phép bạn nhắm đến và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Và từ đó tăng doanh thu!

Hơn thế nữa, nhiều công ty hiện tại đang tìm kiếm hoặc đầu tư vào những công ty không phải vì nhân sự hay bộ máy đang hoạt động mà là vì giá trị mà thương hiệu đó đang gắn liền. “Your brand is the single most important investment you can make in your business”, Steve Forbes, American Publishing Executive.

Tóm lại

Branding không chỉ là một thiết kế trên một sản phẩm, một logo hay một câu định vị. Branding là tất cả những thành phần này và nhiều hơn thế nữa, trải nghiệm khách hàng, lời cam kết thương hiệu, triết lý và văn hóa công ty. Tất cả những tính chất làm nên chính bạn, vâng chính bạn. Trở lại với ví dụ về con người, tất cả mỗi cá thể đều là một thể khác biệt, độc nhất và có một vài điểm khác biệt để cung cấp. Chính sự khác biệt này là lợi thế của chúng ta, và cái cách mà điều này được miêu tả và tiếp thị là điều khiến các công ty dẫn đầu trong ngành của họ.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là một phần của chiến lược kinh doanh tổng thể của bạn – chắc chắn là một chiến lược để phát triển và thành công.